Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Người đàn ông gốc Việt vận hành khối công nghệ 2000 nhân viên của Uber Mỹ

Thuận Phạm - một kỹ sư gốc Việt hiện là Giám đốc công nghệ(CTO) của Uber - đơn vị đang vận hành nền tảng xử lý hơn 30.000 chuyến đi mỗi ngày cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

Sau khi tốt nghiệp ông đã đến thung lũng Sillicon để lập nghiệp. Trong năm 2013, Thuận Phạm được thuê làm giám đốc công nghệ của Uber. Kể từ thời điểm đó,  người đàn ông gốc Việt 49 tuổi, đã xây dựng một nhóm kỹ thuật Uber từ 40 kỹ sư đến nay đã phát triển hơn 2000 người.

Cũng từ đó công nghệ của công ty đã đi từ xử lý 30.000 chuyến xe một ngày lên đến hàng triệu chuyến trên toàn thế giới. Trong năm 2016, Thuận Phạm lọt vào top 40 người nhập cư có công lớn trong việc phát triển của Tổng công ty Carnegie - một công ty có vốn đầu tư mạnh và phát triển lâu đời.


Tại thời điểm hiện tại, chúng ta nhìn thấy một Thuận Phạm thành công nhưng trong quá khứ đã có một Thuận Phạm với những nỗ lực không ngừng: “Khi đến Mỹ gia đình tôi đã định cư ở Rockville, bang Maryland. Thật may mắn là ở đây cũng có một cộng đồng người gốc Việt giống tôi và chúng tôi đã cùng giúp đỡ nhau để tồn tại. Mẹ tôi làm việc tại một trạm xăng và cửa hàng tạp hóa. Ở Việt Nam bà vốn là một kế toán viên nhưng tiếng Anh không tốt nên bà không thể có chứng chỉ kế toán tại Mỹ. Khi ấy gia đình tôi phải thuê căn hộ 2 phòng ngủ với giá 370 USD/tháng. Giá tiền quá đắt nên chúng tôi phải chia sẻ cùng một vài người khác. Tổng cộng có tất cả 7 người sống trong căn hộ. Mùa đông ở Maryland rất lạnh nhưng bên trong căn nhà lúc nào cũng như phòng tắm hơi. Buổi tối thì trong nhà đầy gián. Chúng tôi đã phải sống nhiều năm khổ sở trong căn hộ đó.” - Ông Thuận chia sẻ.

Thuận và mẹ trong lễ tốt nghiệp năm 1991.
Chia sẻ về cơ duyên khiến ông tìm thấy niềm đam mê của mình, SaoStar được biết: “Hồi còn học trung học, cha của người bạn thân của tôi đã mua một chiếc máy tính IBM và tôi thường tới nhà cậu bạn này chơi sau giờ học. Chúng tôi tập xây dựng những chương trình cho máy tính từ đó. Khi nhìn các chương trình chạy trên máy tính đúng như những gì mình muốn, tôi cảm thấy rất thú vị.”

Khác với các bạn cùng trang lứa ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường ông đã làm việc thật chăm chỉ tại trường trung học Richard Montgomery. Sự lao động của ông đã được đền đáp một cách xứng đáng. Ông tốt nghiệp vào năm 1986 và được nhận vào công ty M.I.T. Kể từ lúc này cuộc sống của ông đã có nhiều bước chuyển mình tốt đẹp hơn.

Đừng quá nghiêm trọng hóa với bản thân và bạn sẽ không ngần ngại đón nhận những rủi ro trong cuộc sống
Tài năng của ông càng được bộc lộ rõ hơn khi ông viết một chương trình tiên tiến có thể tự động hóa các quy trình kế toán. Nó làm giảm công việc của các kế toán và vô cùng hiệu quả. Để cám ơn ông, họ đã trao cho ông một tấm séc 1800 đô la với số tiền này ông đã có thể mua một chiếc máy tính để học đại học.

Sau khi tốt nghiệp M.I.T, ông đã làm việc tại phòng nghiên cứu của công ty máy tính HP. Nhưng có vẻ công việc này không thể kéo mãi chân của một người vốn đam mê với ngành công nghiệp điện tử này như Thuận Phạm. Sau một thời gian làm việc tại HP, ông đã xin thôi việc. Mẹ đã rất buồn lòng về quyết định này của ông. Đến thời điểm hiện tại, ông vẫn khẳng định “Đó là một hướng đi liều lĩnh”. Sau khi rời khỏi HP, cùng với người bạn mình ông đã thành lập nên NetGravity (sau này sát nhập với DoubleClick). Ông đã giấu mẹ của mình cho đến khi dự án đó được công bố và ông đã có thể mua được một căn nhà.

Theo ông bí quyết thành công đó chính là luôn đặt một câu hỏi cho chính bản thân mình: “Tôi đã sống một cuộc sống có ý nghĩa?”. Bằng cách đó, ông đã có thể đánh giá được phần nào của sự thành công. Tuy nhiên có những loại thành công không thể tự mình đặt câu hỏi và tự mình trả lời được, mà phải nhờ người khác trả lời thay. Mỗi điều đang làm trong cuộc sống hằng ngày sẽ giúp đạt được mục tiêu trong tương lai. Chỉ cần tìm thấy cho mình một mục tiêu và vươn tới bằng tất cả đam mê và nhiệt huyết.

Tiền sẽ đến khi bạn làm được một điều gì đó có ảnh hưởng tới rất nhiều người. Nếu chỉ chạy theo tiền bạc, bạn sẽ không thật sự hạnh phúc.
Mỗi buổi chiều, ông thường tự đánh giá bản thân mình bằng cách tự đặt cho mình một câu hỏi: “Có phải đó là điều tốt nhất tôi có thể làm được?”. Ông luôn trả lời: “Tôi đã có thể làm cho nó tốt hơn”.

Trong chúng ta, có rất nhiều người sở hữu những kĩ năng vô cùng đặc biệt, nhưng cuối cùng những điều chúng ta cần phải làm đó chính là: tạo ra các cơ hội và thực hiện nó thật tốt, tốt nhất trong khả năng của chính mình. “Uber là bước ngoặc lớn nhất của tôi. Tôi biết Uber là một công ty có thể thay đổi thế giới.” - Ông Thuận nhấn mạnh.

“Hãy giúp đỡ những người trẻ tuổi xung quanh bạn - những người có khả năng dẫn dắt và tạo ảnh hưởng tới hàng trăm người để sau này dù có ra đi - bạn vẫn cảm thấy hài lòng và mãn nguyện.”
Cuộc sống này có những điều vô cùng kì diệu, vậy bạn đã bao giờ tự hỏi mình xem: “Có phải đó là điều tốt nhất mình có thể làm được?”. Lúc đó bạn đã tự có động lực cho mình, cho những đích đến trong tương lai.

Xem thêm: Cắt cỏ không phải nghề được mơ ước nhất

Nguồn: http://saostar.vn/doi-song-xa-hoi/nguoi-dan-ong-goc-viet-van-hanh-khoi-cong-nghe-2000-nhan-vien-cua-uber-la-ai-677921.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét