Thị trường lao động Việt Nam hiện đang có nhiều loại hình đào tạo nhưng vẫn chưa sáng tạo. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp so với nhiều nước trong khu vực.
Tại Hội thảo về nguồn nhân lực cho phát triển ngành công nghiệp ngày 27.3, ông Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, Việt Nam vẫn nhìn Nhật Bản như một nước cung cấp ODA là chính. Theo đó, chúng ta phải hợp tác, học hỏi Nhật Bản để nâng cao năng suất lao động và cách thức quản trị để phát triển.
TS. Nguyễn Đức Thành cũng chỉ ra thực tại rằng, thị trường lao động Việt Nam đang có nhiều thay đổi vì năm 2015, Việt Nam tham gia ACE nên lao động di chuyển dễ dàng hơn và điều này cũng khiến thị trường cạnh tranh hơn.
Tại hội thảo, ông Đỗ Văn Giang, Phó vụ trưởng Vụ dạy nghề chính quy (Tổng cục dạy nghề) cũng cho biết, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn, sẽ phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số, cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao tăng lên; năng suất lao động và chất lượng việc làm còn thấp; cơ cấu nhân lực lao động nhiều bất cập lớn và có nguy cơ ngày càng gia tăng bất cập; quản lý lao động lỏng lẻo...Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong ASEAN về tỷ lệ lực lượng lao động nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp nên thiếu lao động có tay nghề cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Ông Giang cho biết: "Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2015 đạt 38,5%, không đạt mục tiêu là 40%. Dù có nhiều ngành nghề vừa qua đạt kết quả tuyển sinh cao nhưng có nhiều nghề tuyển sinh được rất ít và chậm".
Đánh giá về thực trạng lao động Việt Nam so với các nước trong khu vực, ông Nguyễn Bá Ngọc, một diễn giả từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thẳng thắn nhận định: "thị trường lao động Việt Nam có nhiều loại hình đào tạo nhưng vẫn chưa sáng tạo. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thua xa Nhật, chỉ bằng 1/15 Singapore".
Theo TS. Thành, về lợi thế cạnh tranh, Việt Nam đã không còn lợi thế mạnh về lao động so với Thái Lan, Philippines hay Indonesia.
Về phía Nhật Bản, ông Matshusita Takashi, Chuyên gia phụ trách đào tạo, Văn phòng của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam cho biết, việc di chuyển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập đang là vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay có 1.500 doanh nghiệp Nhật Bản tại việt Nam và con số này sẽ tiếp tục tăng lên"
Ông Nagai cũng bày tỏ hy vọng có thể sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm ở Nhật Bản để đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam.
> Muốn được thăng tiến, phụ nữ nhất thiết phải tránh xa những ngành nghề này
Theo Tuyết Nhung (Một thế giới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét