Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Các doanh nghiệp đầu tư mạnh cho BPO

Các doanh nghiệp phần mềm cho biết họ đang dầu tư mạnh mẽ cho dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (BPO), nhằm đáp ứng nhu cầu BPO trên thế giới đang tăng nhanh.

Dich vu BPO và số hóa dữ liệu không đơn thuần là nhập liệu, mà bao gồm nhiều dịch vụ: gia công quy trình kinh doanh, quản lý và lưu trữ dữ liệu, cung cấp dịch vụ nội dung, chăm sóc khách hàng... Giữa những năm 2000, một số doanh nghiệp nước ngoài đã vào Việt Nam mở trung tâm số hóa dữ liệu và cung cấp các dịch vụ gia công quy trình kinh doanh, chủ yếu cho các khách hàng nước ngoài.

Ông Nguyễn Đức Quỳnh, giám đốc FPT Software tại TPHCM, cho biết: tiềm năng thị trường BPO tại Việt Nam hiện nay rất lớn khi nhiều hợp đồng BPO đang có xu hướng chuyển dịch từ Ấn Độ, Trung Quốc về Việt Nam, nhằm tận dụng chi phí nhân công rẻ ở Việt Nam.

Theo các chuyên gia CNTT, ngoài lợi thế giá cạnh tranh, tỉ lệ nhân viên ổn định tại các doanh nghiệp Việt Nam khá cao so với Ấn Độ, nơi mà tỷ lệ này chỉ khoảng 60%, ở mức báo động và khiến nhiều khách hàng lo ngại cho sự ổn định của các trung tâm BPO.

Ngoài ra, lợi thế của BPO so với gia công phần mềm là yếu tố nguồn lực, không đòi hỏi chuyên môn cao, có một số dịch vụ BPO chỉ cần tốt nghiệp cấp 3, biết đánh máy nhanh và không hề đòi hỏi trình độ ngoại ngữ, dù làm cho nước ngoài.

Hằng năm Việt Nam có một triệu lao động tham gia thị trường, đây sẽ là nền tảng vững chắc để Việt Nam đẩy mạnh BPO thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong thời gian tới.

Ông Quỳnh cho rằng, BPO gắn liền với hoạt động hằng ngày của một doanh nghiệp, nên chừng nào doanh nghiệp đó còn hoạt động thì nhu cầu BPO còn tiếp tục phát triển. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia vào thị trường BPO như Lạc Việt, CMC, DigiText, Chìa Khóa Vàng, GHP, Luxsoft…

Công ty GHP hiện là một doanh nghiệp lớn nhất cung cấp dịch vụ BPO vơi hơn 1.000 nhân lực, chủ yếu cung cấp dịch vụ cho thị trường Châu Âu, Nga và Nhật Bản.

Hồi cuối năm ngoái GHP đã mở thêm một văn phòng làm việc tại TPHCM để mở rộng quy mô kinh doanh.

Trước sự lớn mạnh của BPO, Tập đoàn FPT cũng quyết định tham gia thị trường BPO khi thành lập trung tâm BPO tại Đà Nẵng với 13 nhân sự. Đến cuối năm nay, trung tâm này sẽ nâng lên 50 nhân sự. Hiện tại, FPT mới làm BPO với thị trường Nhật Bản.

FPT cho biết họ sẽ dựa vào đội ngũ gia công phần mềm sẵn có để phát triển các dịch vụ BPO trong thời gian tới.

>> Vì sao bằng cấp cao khó tìm được việc?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét